ui ux design là gì

UI, UX là hai thuật ngữ phổ biến ở nhiều lĩnh vực, nhất là ở những công việc có liên quan tới thiết kế, lập trình. Đối với những bạn trẻ yêu thích việc thiết kế giao diện, phát triển sản phẩm sẽ thường định hướng nghề nghiệp của mình theo chuyên môn của 2 lĩnh vực này.

Việc UI và UX thường song hành với nhau đã gây ra sự nhầm lẫn cho không ít người. Mời các bạn cùng tencongty.vn tìm hiểu khái niệm UI UX Design là gì? Giữa chúng có sự khác nhau như thế nào ngay trong bài viết dưới đây.

UI, UX là gì?

UI là viết tắt của cụm từ User Interface, nó được dùng để mô tả giao diện người dùng. Giao diện bao gồm các yếu tố mà người dùng gặp phải khi tiếp xúc với trang web hoặc ứng dụng. Bên cạnh đó, UX là viết tắt của User Experience, nghĩa là trải nghiệm của người dùng. Hiểu đơn giản thì nó là cách thức để người dùng tương tác với những yếu tố UI được tạo ra.

Nhìn chung, hai yếu tố UI và UX đều rất quan trọng vì tính tương trợ của chúng đều ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình sử dụng sản phẩm cũng như cảm nhận từ người dùng. Mặc dù vậy nhưng vai trò của UI UX trên nhiều khía cạnh lại không hề giống nhau, từ quá trình phát triển, nguyên lý và cả nguyên tắc thiết kế.

ux ui là gì

Sự khác biệt của UI và UX?

Mọi người hãy thử tưởng tượng sản phẩm của mình là một cơ thể sống. Trong đó, dòng code lập trình là khung xương, UI đại diện cho vẻ bề ngoài còn UX là tế bào giúp cho cơ thể có phản ứng, hỗ trợ các chức năng sống.

Ví dụ dễ hiểu cho bạn trong các thiết kếapp ứng dụng di động (mobile app design), thiết kế UI thường chú trọng vào giao diện của sản phẩm, từ vẻ bề ngoài cho tới chức năng. Thiết kế UX thì tập trung ở cảm nhận chung của khách hàng khi trải nghiệm.

Mục tiêu công việc của UI và UX cũng có sự khác nhau. Một UX designer cần phải cân nhắc, đánh giá toàn bộ hành trình người dùng để đưa ra giải quyết cho các vấn đề cụ thể. Vấn đề cụ thể ở đây là: hành động cần hoàn thành để đạt được mục tiêu, những bước mà người dùng cần phải thực hiện…Để từ đó đảm bảo mục tiêu chính là đem tới cho người dùng những trải nghiệm sử dụng tốt nhất.

so sánh ux và ui

UX designer vạch ra khung sườn, UI designer sẽ dựa vào đó để biến những trải nghiệm trở thành trực quan, dễ dàng nhìn nhận ra được. Mục tiêu của UI là chú trong tới hình ảnh, tính thẩm mỹ trong suốt quá trình sử dụng của khách hàng. Đó là: giao diện màn hình, nút bẩm, điểm chạm, lướt page, chuyển ảnh trong thư viện….

Sự khác biệt của UI và UX còn khác nhau ở trách nhiệm công việc. Công việc của nhà thiết kế UX chủ yếu là tập trung xác định vấn đề, tìm ra được pain- points (điểm đau) mà khách hàng phải trải qua để đưa ra những giải pháp phù hợp. Họ cần phải nghiên cứu sâu rộng tới hành vi của tệp người dùng mục tiêu, nhu cầu của họ với một sản phẩm cụ thể.

Từ đó, UX designer vạch ra hành trình cho người dùng cùng với những cấu trúc thông tin phù hợp, các chức năng tương ứng. Bước cuối cùng là thiết kế wireframe (khung xây/ cấu trúc dây)- nó tựa như một bản phác thảo trước khi họ bắt tay vào thiết kế sản phẩm.

ux vs ui

Trong khi đó, UI sẽ tập trung chủ yếu vào các chi tiết để đảm bảo cho “bộ khung” vạch ra được khả thi. Đương nhiên, trách nhiệm của họ không chỉ là thiết kế ra một sản phẩm đẹp mắt mà nó còn phải hoạt động một cách toàn diện.

“Nên kết hợp màu sắc như thế nào để dễ đọc và tăng độ tương phản?”, “Những cặp màu nào hỗ trợ cho chứng rối loại màu sắc?”, “Nút bấm để ở vị trí nào thì thuận tiện sử dụng?”…Là các câu hỏi mà UI designer quan tâm đến.

Xem thêm: Vai trò quan trọng của thiết kế app mobile trong kinh doanh

Mối liên kết giữa UI và UX?

UI và UX đều có vai trò quan trọng và chúng luôn đi song song với nhau. Ví dụ, bạn mua một chiếc xe Lambroghini có thiết kế bên ngoài đẹp (UI – giao diện sản phẩm) nhưng khi đi lại có tiếng ồn và hao xăng (UX – trải nghiệm của người dùng). Ngược lại, bạn mua được chiếc xe đi rất êm, tiết kiệm nhiên liệu (UX – trải nghiệm người dùng) nhưng thiết kế xe không bắt mắt (UI – giao diện sản phẩm) thì cũng thật tệ phải không nào.

Tóm lại, UI và UX là hai yếu tố bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau khi nói về thiết kế sản phẩm. Trong thời đại ngày nay, với sự cạnh tranh gay gắt trên nền tảng digital thì sự hoàn hảo là điều bắt buộc của UI và UX.

Những kỹ năng chuyên môn cần có của UI/UX designer

Những kỹ năng chuyên môn cần có của UI/UX designer

Khi đã định hướng phát triển công việc để trở thành một UI hoặc UX designer chuyên nghiệp thì mọi người cần nắm vững những kĩ năng dưới đây.

  • Kỹ năng nghiên cứu (cần thiết với UX). Đã là UI/UX Designer nói chúng chung, đặc biệt là UX, bạn cần trang bị kỹ năng thu thập dữ liệu định tính, định lượng của người dùng thông qua việc nghiên cứu, phân tích.  Các phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến gồm: quan sát người dùng một cách tự nhiên, thực hiện khảo sát, phỏng vấn người dùng một cách ngẫu nhiên hoặc dựa theo cấu trúc đã chuẩn bị sẵn.
  • Kỹ năng tạo mẫu (prototyping), thiết kế phác thảo (wireframing). Phác thảo thiết kế “khung xương” cấu trúc cho một trang web sẽ cho biết những yếu tố giao diện sẽ xuất hiện trên trang chính. Ở kỹ năng này UI/UX designer cần phải xác định được nên hiển thị hoặc loại bỏ tính năng nào. Cần biết cách bố trí tính năng để đem lại trải nghiệm trực quan, đơn giản, hiệu quả.
  • Kỹ năng viết UX. Đây là kỹ năng phá ngách, được ít người biết đến. Dù vậy nhưng nó lại là kỹ năng để nâng cấp trải nghiệm cho người dùng bằng microcopy. Viết UX cũng là yếu tố chính để UI/UX desinger điều hướng trang web một cách mượt mà cũng như nâng tầm trải nghiệm tổng thể.
  • Nắm chắc kỹ năng truyền thông thị giác. Mặc dù kỹ năng thiết kế giao diện web đã quan trọng nhưng truyền thông thị giác còn đòi hỏi cao hơn. Kỹ năng truyền thông bằng hình ảnh sẽ giảm bớt việc hướng dẫn người dùng bằng những văn bản dài dòng, lê thê. Thay vào đó, việc dùng những dấu hiệu trực quan để điều hướng, hướng dẫn sẽ dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng thiết kế giao diện. Kỹ năng này bao hàm những yếu tố như chuyển động, âm thanh, thẩm mỹ, không gian. Chúng kết hợp cùng nhau và tác động tới người dùng khi họ tương tác với dịch vụ, sản phẩm. Do đó, UI/UX designer cần để tâm tới kỹ năng này.
  • Biết kỹ năng phân tích, xử lý tốt dữ liệu. Khi sản phẩm, tính năng bước vào khâu sản xuất thì việc kiểm tra tính khả dụng vẫn chưa được thực hiện. Lúc này, UI/UX designer phải liên tục theo dõi về tính khả dụng của chúng.
  • Kỹ năng xây dựng kiến trúc thông tin. Không dừng lại ở giao diện thiết kế, bất cứ UI/UX designer nào cũng cần hiểu cách để xây dựng kiến trúc thông tin hợp lý, giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung mà họ cần. Kiến trúc thông tin gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, đó là đường dẫn hội thoại trong chatbox cho tới việc tổ chức, sắp xếp trang web.

Một số website chuyên sâu về lĩnh vực UX, UI Design mà mình cảm thấy cực kỳ hữu ích trong quá trình tìm hiểu lĩnh vực này muốn chia sẻ đến bạn đọc  như:

Tới đây, chắc hẳn mọi người đã nhận ra được điểm khác nhau của UI UX Design. Theo cảm nhận của bạn thì công việc của một UI/UX desinger có thú vị không? Vì UI và UX luôn đi song song với nhau nên mọi người muốn theo đuổi con đường này cần phải học cả hai khái niệm. Bên cạnh đó, những kỹ năng thiết kế đồ họa cơ bản gồm màu sắc, bố cục, font chữ cũng cần được học để trở thành một UI/UX designer giỏi.

#

Comments are closed