CMS là một khái niệm không còn xa lạ với những người đang phát triển website và tìm kiếm một công cụ giúp họ dễ dàng quản lý, điều chỉnh nội dung website một cách dễ dàng.
Nếu bạn đang làm content website hay sở hữu website nhưng vẫn chưa biết đến thuật ngữ CMS thì hãy tham khảo bài viết của Tencongty dưới đây để nâng cấp hiệu quả công việc của mình một cách tốt nhất nhé.
CMS là gì?
CMS là chữ viết tắt từ “Content Management System” hay còn gọi là hệ thống quản lý nội dung bài viết. CMS được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ quản lý, chỉnh sửa nội dung website một cách dễ dàng, tối ưu. Nội dung website bao gồm: text, video, nhạc, hình ảnh, files…
Hệ quản trị nội dung nói đơn giản là nền tảng cung cấp cho người dùng những công cụ trực quan và đơn giản nhất để họ dễ dàng quản lý các hoạt động của web mà không cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ từ người lập trình ra website.
Vì sao phải lựa chọn CMS?
Một website thì yếu tố cơ bản nhất đó là sự ấn tượng về nội dung, thu hút về hình thức. Khách truy cập có lựa chọn ở lại website và thường xuyên ghé thăm hay không là do yếu tố này.
Chính vì vậy, việc tìm ra một giải pháp nhằm giúp cho việc quản lý, tối ưu hoá về nội dung và hình thức của web là vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là nhiệm vụ chính của CMS. Những lợi ích cụ thể mà hệ thống này mang lại cho một website đó là:
Content Management System hỗ trợ website hoạt động và marketing hiệu quả
Một website muốn hoạt động và marketing tốt thì phải đáp ứng yếu tố thu hút người truy cập. CMS chính là công cụ giúp cho người quản trị website có thể tạo ra một website ấn tượng, nổi bật để thu hút người dùng, góp phần giúp website hoạt động và marketing hiệu quả.
Kết quả đem lại đó là doanh nghiệp có thể tăng tính nhận diện, vị thế của thương hiệu đối với khách hàng, tăng sức cạnh tranh và phát triển hoạt động kinh doanh hơn.
Tiết kiệm chi phí
Hệ thống CMS có tác động không nhỏ đến sự thành công của các chiến dịch marketing online. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí rất lớn so với các chiến lược marketing truyền thống trước đây. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được kha khá chi phí về việc thuê nhân sự để chỉnh sửa content, thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp…
Thay đổi đồng bộ dễ dàng
Khi sử dụng CMS thì việc thay đổi toàn bộ website là điều hoàn toàn dễ dàng và được thực hiện rất nhanh chóng. Những thay đổi riêng lẻ sẽ có thể gây ra các sự cố về kỹ thuật hoặc lỗ hổng bảo mật cho website và việc sửa chữa các lỗi này vô cùng tốn thời gian và phức tạp.
Bài toán này có thể được giải quyết một cách đơn giản với Content Management System. Hệ thống cho phép bạn thực hiện mọi thay đổi trên nền tảng chỉ bằng vài cú click và tải lại để kiểm tra tính toàn diện.
Dễ quản lý, sử dụng
Thực tế cho thấy những nhân lực chuyên môn về content sẽ không có quá nhiều kỹ năng về IT. Vì vậy, CMS là công cụ đắc lực giúp họ đạt được 2 mục tiêu đó là sự hấp dẫn về nội dung và đảm bảo yếu tố kỹ thuật một cách vô cùng dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng. Như vậy, doanh nghiệp không cần phải tốn thêm một nhân lực khác để dành riêng cho công việc kỹ thuật này.
Có những loại CMS nào?
Hiện nay có 2 loại Content Management System, đó là:
- CMS mã nguồn mở (Open Source): CMS mã nguồn mở là hệ quản trị nội dung vô cùng phổ biến và dễ sử dụng. Những nền tảng Content Management System mã nguồn mở nổi tiếng hiện nay có thể kể đến như WordPress, Drupal, Joomla, Magento,… Đặc điểm của các CMS mã nguồn mở đó là bạn chỉ cần cài đặt nền tảng này lên server là có thể thực hiện các tính năng của nó trong quản lý bài viết, nội dung, tài khoản website.
- Content Management System tự code, Framework: CMS này thì bạn phải code lại từ đầu. Việc này sẽ đòi hỏi về thời gian và công sức của bạn nhưng kết quả là bạn sẽ có một website theo đúng ý mình, độc đáo và hoạt động theo cách phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
- CMS trả phí được dựng sẵn: CMS trả phí là CMS được xây dựng sẵn và bạn chỉ cần mua bản quyền để sử dụng. Bên cung cấp sẽ thực hiện các công việc vận hành, sửa lỗi và nâng cấp hệ thống giúp bạn.
Những CMS được dùng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có vô số các CMS được phát triển bởi các công ty công nghệ lớn nhỏ khác nhau. Dưới đây là các Content Management System phổ biến được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất:
Hệ thống quản trị nội dung WordPress
WordPress là CMS tốt nhất hiện nay và được hỗ trợ 42% tất cả các trang web trên Internet. Ngôn ngữ sử dụng trong WordPress là PHP – đây được biết đến là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế website.
Khi sử dụng CMS WordPress bạn sẽ có thể linh hoạt xây dựng mọi loại website mà không cần phải có kỹ năng và kiến thức lập trình. Tại WordPress bạn sẽ được cung cấp một kho tàng theme và plugin khổng lồ, nhiều trong số đó là miễn phí. Việc tối ưu hoá SEO cũng được thực hiện rất dễ dàng nhờ có sự hỗ trợ của các tiện ích plugin thông minh.
Ngoài ra, CMS WordPress còn là một nền tảng có cộng đồng người dùng rất lớn giúp bạn có thể học hỏi được nhiều kỹ năng quan trọng và cần thiết. Đây chính là một nền tảng lý tưởng cho các nhà phát triển website.
CMS Joomla
Joomla cũng là một nền tảng CMS mã nguồn mở miễn phí nổi tiếng với rất nhiều tiện ích và mẫu đi kèm đa dạng. Joomla xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2005, đến nay đã trở thành một nền tảng có vị trí vững chắc trong lĩnh vực thiết kế web.
Đặc điểm nổi bật của Joomla đó là nó cho phép bạn xây dựng một website có quy mô phức tạp hoặc theo yêu cầu riêng, đặc biệt là phù hợp với các trang thương mại điện tử với hệ thống tiện ích hỗ trợ vô cùng lớn. Đây là nền tảng phù hợp với những người có kinh nghiệm, các nhà phát triển website chuyên nghiệp, doanh nghiệp lớn.
CMS HubSpot
HubSpot Content Management System là một nền tảng quản lý nội dung tích hợp đầy đủ các tính năng và được thiết kế đặc biệt cho các đối tượng khách hàng như nhà tiếp thị hay chủ doanh nghiệp.
HubSpot được xây dựng trên nền tảng CRM, bao gồm tất cả các công cụ tự động hoá về tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, hoạt động nên đây là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp đang hướng đến tìm kiếm một hệ thống để quản lý toàn diện website của họ.
HubSpot cung cấp nhiều tính năng thông minh phục vụ việc cá nhân hoá website theo từng phân khúc khách hàng. Điều này là một ưu điểm đặc biệt của nền tảng này. Tuy vậy, việc quản trị, tuỳ chỉnh nội dung website của HubSpot lại vô cùng dễ dàng, dễ thao tác và rất nhanh chóng.
Ngoài ra, CMS HubSpot cũng được đề cao tính năng bảo mật tích hợp và bảo mật chuyên dụng để giữ cho các website trên nền tảng được an toàn.
Hệ thống quản trị Magento
Magento là một nền tảng CMS mã nguồn mở mạnh mẽ thuộc công ty phần mềm nổi tiếng Adobe. Ưu điểm của nền tảng CMS này là nó có khả năng tuỳ biến cao cùng với vô số tiện ích mở rộng từ bên thứ 3 để bạn có thể thoải mái sử dụng các tính năng bổ sung.
Magento cho phép bạn xử lý rất nhiều khách hàng và sản phẩm của website mà không làm quá trình này bị chậm lại. Một số thương hiệu lớn cũng đang sử dụng nền tảng này dó là Coca Cola, Nike, Ford…
CMS DotNetNuke miễn phí
DotNetNuke là một hệ thống CMS mã nguồn mở miễn phí được viết bằng ngôn ngữ lập trình VB.NET trên nền tảng ASP.NET. Hiện nay, các nhà phát triển đã bắt đầu chuyển DotNetNuke core trên nền C#. Đây là một hệ thống CMS tùy biến dựa trên skin và module.
DotNetNuke có thể được sử dụng để tạo các trang web cộng đồng rộng lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng.
CMS Wix
Content Management System Wix được ra mắt lần đầu vào năm 2006, và hiện nay đã sở hữu 2,4% thị phần và chiếm 1,4% tổng số website trên thế giới.
Wix là nền tảng nổi tiếng là công cụ tạo website miễn phí và với những gói trả phí vô cùng linh hoạt cho người dùng. Đây là nền tảng phù hợp cho những người mới bắt đầu, các start-up cần xây dựng những website cơ bản và có thể mở rộng linh hoạt về sau.
Ngoài những nền tảng Content Management System này thì còn vô số các hệ thống khác với nhiều đặc điểm nổi bật và không ngừng nâng cấp về công nghệ, tiện ích. Nếu bạn mới bắt đầu và chưa biết nên chọn nền tảng nào thì có thể tham khảo những CMS phổ biến nhất mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên vì nó đã được kiểm chứng bởi số lượng người dùng đông đảo.
Chúc bạn sớm tìm được hệ thống phù hợp để phát triển nội dung website của mình một cách ấn tượng nhất.
Comments are closed