kinh nghiệm khởi nghiệp

Khởi nghiệp – Khái niệm này chắc hẳn đã rất quen thuộc nhưng để áp dụng chúng một cách đúng đắn và thành công thì không phải ai cũng thực hiện được, tuy nhiên nó không ngăn cản ước mơ và kế hoạch hành động của các bạn trẻ để có được sự nghiệp và mức thu nhập đáng mơ ước. Các câu chuyện và kinh nghiệm khởi nghiệp thành công, kể cả các bài học rút ra từ các thất bại, sẽ giúp những nhà khởi nghiệp có được lời khuyên hữu ích trong quá trình lập kế hoạch. Dưới đây là một số kinh nghiệm khởi nghiệp và điều hành công ty mà Mona Media muốn chia sẻ đến các bạn.

Khởi nghiệp là gì?

khởi nghiệp

Khởi nghiệp có thể được hiểu đơn thuần là việc bắt đầu thành lập kinh doanh, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và thị trường, mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Nó cũng có nghĩa là bạn đang tạo ra giá trị lợi ích cho mọi người có nhu cầu, cho xã hội, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước, đồng thời tự tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải đi làm thuê.

Khởi nghiệp là hoạt động mang lại nhiều giá trị lợi ích cho bản thân vã xã hội. Nhờ các hoạt động kinh doanh khởi nghiệp, bạn có thể tự tạo ra công ăn việc làm cho bản thân và người khác, không bị quản lý bởi thời gian và quy định như đi làm thuê, nếu doanh nghiệp phát triển tốt thì bạn sẽ có nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại. Đối với xã hội, khởi nghiệp sẽ đem lại nhiều sản phẩm dịch vụ mới, tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và giúp nền kinh tế hoạt động năng động hơn.

định nghĩa về khởi nghiệp

Kinh nghiệm khởi nghiệp hữu ích trong thời hậu Covid-19

Nhiều người sẽ nghĩ rằng trong lúc khủng hoảng vì dịch bệnh hiện tại, khi tình hỉnh kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng thì giải pháp tích trữ tiền mặt sẽ là tối ưu hơn là đầu tư khởi nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ dịch bệnh không đồng nghĩa với dấu chấm hết dành cho các doanh nghiệp mới bắt đầu, thậm chí nó còn mở ra nhiều hướng đi mới. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã ra đời nhờ những sáng tạo torng lúc khó khăn, như “phượng hoàng” bước ra từ ngọn lửa. Dưới đây là một số kinh nghiệm khởi nghiệp hữu ích trong thời hậu Covid-19:

Năng lực sáng tạo

năng lực sáng tạo

Yếu tố tiên quyết để giúp bạn nổi bật trên thị trường trong những thời điểm đầu, đó chính là sự sáng tạo. Hãy tưởng tượng rằng, nếu kinh doanh những sản phẩm vốn đã có sẵn trên thị trường, giống với các doanh nghiệp hiện đang tồn tại, liệu bạn có đủ nguồn lực và tài chính, có chiến lược quảng bá đủ mạnh để gây chú ý với khách hàng hay không? Điều đó quả thật là nhiều rủi ro. Do đó, khi bạn không có vốn mạnh, tiềm lực sâu rộng, thì chính một ý tưởng sáng tạo khác biệt sẽ giúp bạn tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc khám phá nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình, trở nên nổi bật trên thị trường hiện tại. Thậm chí nếu hoạch định kế hoạch lâu dài tốt, bạn sẽ dễ dàng trở thành “market leader”.

Tìm cơ hội khi hành vi thay đổi

Đại dịch Covid-19 có thể nói là một phép thử nghiệt ngã như “lửa thử vàng, gian nan thử sức’ dành cho các doanh nghiệp nói chung và các nhà khởi nghiệp nói riêng. Nhìn chung rất nhiều lĩnh vực kinh tế đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng như du lịch, hàng không, dịch vụ giải trí… tuy nhiên những lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, làm việc từ xa, học trực tuyến, công nghệ y tế lại lên ngôi. Sẽ thật may mắn nếu bạn đang có dự định hoặc đang kinh doanh những lĩnh vực mà đại dịch như “thuận nước đẩy thuyền”, nhưng đối với những lĩnh vực bị hạn chế thì sao? Hãy tìm những cơ hội sống còn khi hành vi khách hàng thay đổi. Chẳng hạn dịch vụ ăn uống sẽ tăng cường dịch vụ giao hàng tận nhà. Những dịch vụ như hàng không, du lịch… sẽ phát hành voucher đặt trước dịch vụ để “tạm ứng doanh thu”, xoay chuyển dòng tiền.

Tìm kiếm cộng sự

tìm kiếm cộng sự

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”, quả thật là điều khó khăn nếu như bạn một mình khởi nghiệp mà không có các cộng sự bên cạnh. Theo David Nilssen, CEO của Guidant Financial, những người cộng sự sẽ là nhân tố bồi đắp hoàn hảo cho những kỹ năng bị thiếu sót của bạn, giúp cả hai cân bằng điểm mạnh của nhau, đảm bảo công việc được xử lý suôn sẻ theo cách cả 2 mong muốn. Đồng thời, những quan điểm đối lập sẽ giúp những người chung nhóm phát sinh ra nhiều phương án, nhiều ý tưởng qua những cuộc tranh luận (và đương nhiên là tranh luận hữu ích và lành mạnh). Những quyết định thông minh nhất hiếm khi được đưa ra bởi một người, mà đó là kết quả của cả một tập thể, và nó có thể vực dậy cả một công ty. Bên cạnh đó, việc có cộng sự hợp tác khi khởi nghiệp cũng sẽ giúp bạn san sẻ nhiều gánh nặng như áp lực công việc, chuyên môn, quản lý doanh nghiệp, rủi ro thua lỗ… đồng thời khích lệ tinh thần làm việc của nhau hơn. Bên cạnh đó, cộng sự cũng là người cùng bạn ăn mừng những chiến thắng nho nhỏ mà bạn không thể chia sẻ với cấp dưới.

Vốn là thứ quan trọng nhất

Ý tưởng sáng tạo là kim chỉ nam giúp ta định hình bản thân sẽ làm gì, cộng sự tốt chính là chìa khóa thành công, nhưng suy cho cùng, “tiền” mới chính là nền tảng quan trọng nhất. Mọi ý tưởng, mọi kế hoạch, mọi động lực tinh thần cũng chỉ nằm trên “giấy” nếu ta không có vốn để hiện thực hóa, biến nó thành thực tế. Do đó, hãy đảm bảo trong tài khoản doanh nghiệp có sẵn một khoản mà bạn chắc rằng mình có thể duy trì vận hành công ty trong khoảng 1 đến 2 năm đầu, vì đây là khoảng thời gian nền tảng để xây dựng nền tảng doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm, đặc biệt có thể bạn chưa thu về lợi nhuận. Có nhiều cách để làm giàu nguồn vốn của mình, mà các nhà khởi nghiệp hiện nay hiện đang áp dụng nhiều nhất đó chính là gọi vốn (mà Shark Tank là chương trình điển hình) bằng các ý tưởng kinh doanh và kế hoạch thực hiện của bạn và đồng đội. Sau khi xác định được nguồn vốn ổn định thì bạn có thể hoạch định những đường đi kế tiếp dễ dàng.

Hãy kinh doanh thứ bạn “giỏi” nhất

Hàng loạt những ý tưởng táo bạo nhưng chỉ là “viễn vông” nếu bạn không tường tận về nó, hay nói cách khác là ý tưởng đó hoàn toàn không thuộc về lĩnh vực mà bạn am hiểu, chỉ đơn thuần bạn thấy nó hay và muốn thực hiện. Một ý tưởng kinh doanh sáng tạo là khi nó khác biệt và có thể áp dụng vào thực tế. Cũng như các chương trình gọi vốn khởi nghiệp rất xem trọng mức độ “thực tế” của dự án, thì với vai trò là người chủ kinh doanh, bạn hãy cân nhắc liệu thị trường có tiếp nhận sản phẩm mà bạn cung cấp hay không. Với một lĩnh vực mà bạn am hiểu, những kinh nghiệm từng trải sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều.

khởi nghiệp có muôn vàn khó khăn, nhưng hãy luôn giữ sự bình tĩnh và nhẫn nại trên con đường này. Hy vọng những kinh nghiệm trên của tencongty đây sẽ có ích cho những người nuôi ý định khởi nghiệp nhé!

#

Comments are closed