DNS là khái niệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới công nghệ nói chung và thiết kế web nói riêng. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua về cụm từ viết tắt nầy. Vậy, DNS là gì? Tổng quan về DNS trong thế giới internet ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ dưới đây nhé!
1. DNS là gì?
DNS (Domain Name System) được phát minh vào năm 1984 cho internet, là hệ thống phân giải tên chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho dịch vụ, máy vi tính hay bất kỳ nguồn lực tham gia vào internet. Nó liên kết đa dạng các thông tin với tên miền được gán cho những người tham gia. Đặc biệt, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh, liên kết với những trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa thiết bị trên toàn cầu.
Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền, phục vụ như một “danh bạ điện thoại” để tìm kiếm trên internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP.
Chẳng hạn, www.example.com sẽ được dịch thành 208.77.188.166.
Nhờ vào hệ thống tên miền, nó có thể chỉ định tên miền cho từng nhóm người dùng internet trong một cách độc lập, có ý nghĩa với mỗi địa điểm của người sử dụng. Vì thế, World-Wide Web siêu liên kết và trao đổi thông tin trên internet có thể duy trì cố định và ổn định ngay cả khi định tuyến dòng internet thay đổi hay những người tham gia dùng một thiết bị di động.
Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa địa chỉ mail và các URL mà không cần phải biết làm như thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.
Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm lập bản đồ và gán tên miền những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm với tên miền riêng của họ, từ đó lần lượt chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện những cơ chế phân phối DNS, tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ, chịu đựng lỗi để đăng ký được tư vấn và cập nhật liên tục.
Nhìn chung, hệ thống tên miền cũng lưu trữ những loại thông tin khác, như danh sách những máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của internet bằng cách phân phối từ khóa – cơ sở dịch vụ đổi hướng, cung cấp cho một thế giới rộng lớn. Các định dạng khác như mã số UPC, ký tự quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, thẻ RFID và một loạt những định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.
Xem thêm: Tổng quan về Web Hosting
2. Chức năng của DNS
Domain name system cũng tương tự như một cuốn danh bạ điện thoại. Nghĩa là bạn chỉ cần nhớ tên của chủ nhân số điện thoại thay vì phải nhớ hàng tá số điện thoại với một đống con số. Số điện thoại sẽ tương ứng với địa chỉ IP của trang web và tên chủ nhân chính là tên miền của website đó.
Chẳng hạn, khi bạn dán đường dẫn https://monamedia.co/thiet-ke-website-du-lich/ vào trình duyệt thì máy chủ DNS sẽ lấy địa chỉ của máy chủ lưu trữ web, ví dụ là “74.125.236.43”. Tiếp đến, bạn sẽ thấy giao diện trang web được tải trên trình duyệt bạn đang sử dụng. Đó chính là quá trình phân giải DNS để trả về tập tin giao diện website.
Bên cạnh đó, mỗi DNS còn có chức năng ghi nhớ các tên miền mà nó đã phân giải và trong nó sẽ ưu tiên sử dụng trong những lần truy cập tới. Đó chính là lý do mà bạn sử dụng nhiều dịch vụ mạng như xem phim, search thông tin, chơi game,…dễ dàng và nhanh chóng hơn.
3. Nguyên tắc làm việc của DNS là gì?
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ và những công ty bán hosting và domain đều vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm những máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong internet.
Nghĩa là, DNS server phân giải tên website của một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ bất kỳ phải là DNS server của chúng tổ chức quản lý trang web đó chứ không là của một tổ chức hay nhà cung cấp dịch vụ nào khác.
Internet Network Information Center (INTERNIC) chịu trách nhiệm theo dõi các DNS server và các tên miền tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi AT & T, National Science Foundation và Network Solution, có trách nhiệm đăng ký các tên miền của internet. INTERNIC không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ mk chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên internet.
Để có được một cái tên đã được phân giải, DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác. Thường, DNS server của mỗi tên miền có hai việc khác biệt. Gồm việc chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về địa chỉ internet, cả bên trong và nên ngoài miền nó quản lý. Việc thứ hai là chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải để sử dụng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Tùy thuộc vào quy mô của từng DNS để lưu lại số lượng những tên phân giải.
Tham khảo: Cách đăng ký email theo tên miền
4. Các loại DNS Server và vai trò
Có tổng cộng khoảng 4 server trên thực tế tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền, gồm:
- DNS Recursor: “cạ cứng” này đóng vai trò như một nhân viên cần mẫn, nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin về trình duyệt để tìm đúng thông tin chúng cần. Nghĩa là server này giữ trách nhiệm liên lạc với những server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng. Tất nhiên, đôi khi nó cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server trong quá trình lấy thông tin.
- Root Name Servers: Đây là server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS, cũng thường được gọi là Name Server. Bạn có thể hiểu rằng, đây chỉnh là một thư viện để giúp bạn định hướng việc tìm kiếm. Theo quy trình thực tế thì sau khi nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, server này sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các TLD Name Servers cụ thể nào.
- Authoritative Nameserver: Việc phân giải tên miền diễn ra khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver. Mặt khác server này có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ cung cấp địa chỉ IP cần thiết cho Recursive Resolver tìm thấy trong danh mục những bản ghi của nó.
- TLD Nameserver: Khi muốn truy cập Facebook hay Google, phần mở rộng của bạn thường sẽ là “.com” đúng không? Tôi muốn bạn biết rằng, nó chính là một trong những Top – level Domain đấy. TLD Nameserver chính là server cho loại Top – level Domain này. Đây là nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.
Theo trình tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ DNS Resolver rồi sau đó giới thiệu cho một Authoritative DNS Server – nơi chứa chính thức nguồn dữ liệu của tên miền đó.
5. Sử dụng DNS như thế nào?
Phần chia sẻ ở trên cho ta thấy các DNS Server đều có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, nhiều bạn chắc cũng đang phân vân không biết nên sử dụng chúng như thế nào. Hãy tìm hiểu thêm những thông tin dưới đây để gỡ bỏ rắc rồi này nhé!
Người dùng có thể tự lựa chọn DNS Server để sử dụng bởi các Domain name system có tốc độ biên dịch khác nhau. Hay bạn có thể sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ internet, hoặc dùng Domain Name Server trả phí, miễn phí đều được. Tuy nhiên, có một lưu ý là bắt buộc bạn phải thay đổi trong máy tính của mình khi sử dụng những DNS Server khác.
Những bước thay đổi DNS trong máy tính:
1: Chọn Start – Setting – Network Connection
2: Click 2 lần vào Local Area Connection, chọn Properties – Internet Protocol (TCP/IP) – Properties
3: Điền thông số DNS Server bạn muốn vào 2 ô “Preferred DNS Server” và “Alternate DNS Server”.
Lưu ý:
Thông qua DNS các hacker có thể đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. vì thế, hãy kiểm tra rõ tên truy cập của các trang web, tránh truy cập vào những website có phần mềm không rõ nguồn gốc, giả mạo. Ngoài ra các bạn hãy tìm hiểu thêm về chứng chỉ SSL để tăng cường khả năng bảo mật của website.
Chắc hẳn, những thông tin chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ DNS là gì? Tổng quan về DNS trong thế giới internet rồi phải không? Nhờ vào việc hiểu cách thức hoạt động, bạn sẽ tự tin hơn để mua cho mình một tên miền, cũng như biết được tầm quan trọng của các bản ghi trong trang quản lý tên miền. Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi thường xuyên ở những bài viết sau nhé! Chúc bạn thành công.
Comments are closed